Lễ Huý Kỵ Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế Gia Long tại Vọng Miếu Đường Nguyễn Triều, Sài Gòn

Lễ Huý Kỵ của Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế và hiệp kỵ các Hoàng Đế và Hoàng Hậu Triều Nguyễn đã được cử hành trang nghiêm tại Vọng Miếu Đường Nguyễn Triều Sài gòn. Đông đủ bà con đồng tôn nội ngoại thuộc các Hệ-Phòng và quý thân hữu tham dự rất đông đủ.

Tuân thủ biện pháp phòng ngưà COVID-19, bà con cùng Hội đồng Hiếu sự Hoàng Gia Nguyễn Phước tham gia tổ chức buổi lễ huý kỵ tràn đầy lòng kính nhớ tổ tiên, đậm tình thân ái gia tộc.

(Theo Liên Quốc)

Sau đây là một số hình ảnh về Lễ Huý kỵ.

Lễ Huý Kỵ Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế Gia Long tại Thành Phố Huế

Đúng 9.45 ngày 31 tháng 12 năm 2021, nhằm ngày 19 tháng Chạp năm Canh Tý, Lễ Huý Kỵ Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế Gia Long được tiến hành long trọng, trang nghiêm, đúng theo nghi thức điển lệ tại Thế Tổ Miếu, Đại Nội Huế. Dù đã có khuyến cáo về tình hình dịch bệnh COVID-19, tuy nhiên, bà con hoàng tộc tham dự lẽ huý kỵ đông đủ và tuân thủ mọi biện pháp phòng dịch. Sau đây là một số hình ảnh tại buổi lễ, xin trân trọng chia sẻ cùng bà con.

Đặc sắc bút tích các Hoàng đế trên Châu bản Triều Nguyễn

Châu bản Triều Nguyễn có giá trị lịch sử to lớn vì đã ghi lại dấu tích của một thời đại, trong đó bút tích của các vị Hoàng Đế là một di sản vô cùng quý báu. Để có cái nhìn đúng đắn và sâu sắc về bút tích của tiên đế, Ban biên tập xin giới thiệu các tập video do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 thực hiện, gồm 11 clip, nói về bút tích của 10 vị Hoàng đế của Triều Nguyễn, được chia sẻ rộng rãi trên kênh Youtube của Trung tâm:

  1. Hoàng Đế Gia Long
  2. Hoàng Đế Minh Mạng
  3. Hoàng Đế Thiệu Trị
  4. Hoàng Đế Tự Đức
  5. Hoàng Đế Kiến Phúc
  6. Hoàng Đế Đồng Khánh
  7. Hoàng Đế Thành Thái
  8. Hoàng Đế Duy Tân
  9. Hoàng Đế Khải Định
  10. Hoàng Đế Bảo Đại

Châu bản Triều Nguyễn

Tháng 5/2014, Châu bản Triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Vậy, Châu bản là gì? Giá trị của Châu bản như thê nào? Xin quý bà con xem các video do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 thực hiện và được chia sẻ rộng rãi trên kênh Youtube của Trung tâm. Với tên gọi “Di sản văn hoá – Châu bản triều Nguyễn”, loạt các video này được chia thành 5 tập tiếp nối, nhằm phổ biến những vấn đề cơ bản về Châu bản cho công chúng được hiểu. Xin trân trọng giới thiệu cùng bà con.

Giới Thiệu

Trang Web này là tiếng nói và diễn đàn của một dòng họ đặc biệt, dòng họ Nguyễn Phúc Tộc (Nguyễn Phước Tộc). Dòng họ này là con cháu, hậu duệ của các Chúa, các Hoàng Đế Vương Triều Nguyễn đã tồn tại gần 400 năm, có công mở cõi nửa nước và góp công thống nhất đất nước sau 300 năm chia cắt. Dòng họ này là sự tiếp nối kế thừa tinh hoa di sản văn hóa vật chất và tinh thần lớn lao của Vương Triều Nguyễn còn để lại ngày nay.

Trang Web này cũng là trang thông tin chính thức của Hội Đồng Nguyễn Phúc Tộc Việt Nam (nhiệm kỳ 2020 -2024) gồm 12 thành viên và ban cố vấn 8 vị. Nó có nhiệm vụ thông tin các hoạt động nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của Hội Đồng đến bà con, để bà con được biết, chia sẻ và ủng hộ.

Mục đích của trang Web  còn tạo sự kết nối bà con hoàng tộc cả nước và hải ngoại, để cùng chung tay hướng về cội nguồn, chăm lo cho việc hiếu sự, chấn hưng họ tộc, làm cho dòng họ chúng ta mỗi ngày mỗi khởi sắc, hưng thịnh hơn, xứng đáng với dòng họ tinh hoa “con vua cháu chúa”.

Ngoài ra đây là một diễn đàn để mọi người trong hoàng tộc và các bằng hữu đóng góp các ý kiến để làm cho dòng họ thêm phần khởi sắc, việc hiếu sự được chu toàn hơn, tương lai dòng tộc có hướng phát triển hơn, trong sự vận hành chung của lịch sử dân tộc.

Hy vọng với sự ra đời trang web này, việc kết nối tình thân máu mủ hoàng tộc của mọi bà con có điều kiện thuận lợi hơn.

Rất mong bà con hoàng tộc cả nước và hải ngoại, chung tay đóng góp ý kiến, bài vở, chia sẻ những bài viết hay, có giá trị để cho trang Web thêm phong phú, có chất lượng thông tin tốt, thu hút sự chú ý của bà con để đóng góp nhân lực, trí lực, tài lực cho công việc chung.

Kính báo,

Ban biên tập trang Web của Hội đồng Nguyễn Phúc Tộc Việt Nam

Miếu thờ Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế Gia Long tại Long Hưng, Lấp Vò, Đồng Tháp

Tiếp theo chủ đề “Theo dấu chân tiên tổ“, tác giả Liên Quốc, dẫn bà con ta về Đồng Tháp thăm Miếu thờ Đức Ngài Gia Long. Để hiểu thêm về ngôi miếu này, xin trân trọng giới thiệu cùng bà con bài thứ ba trong loạt bài cùng chủ đề.

Ngày 19 tháng Chạp năm Ất Mùi (28/1/2016), một số bà con PHÒNG ANH DUỆ tham dự lễ giỗ của Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế GIA LONG húy NGUYỄN PHÚC ÁNH tại Long Hưng, Lấp Vò, Đồng Tháp (*).

Lăng tẩm các Chúa Nguyễn

Khác với các lăng tẩm của Vua Nhà Nguyễn đều rộng lớn, được quy hoạch cẩn thận và chạm trỗ rất công phu, lăng của các Chúa Nguyễn được xây dựng theo kiến trúc đơn giản, chất liệu đậm chất dân gian. Tuy nhiên, cũng như các lăng của các Hoàng đế, các lăng Chúa Nguyễn ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc, triết học và văn hoá chưa được khai thác hết. Để hiểu thêm về các lăng của Chúa Nguyễn, Ban biên tập xin giới thiệu loạt video “Tìm về lăng mộ các Chúa Nguyễn” do Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên – Huế thực hiện. Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam cảm ơn Đài đã cho phép đăng tải lại các video nhằm mục đích phổ biến kiến thức về di sản của các vị Chúa Nguyễn để nâng cao thêm hiểu biết, niềm tự hào cũng như trách nhiệm bảo tồn, và phát huy các giá trị của di sản.

Xin trân trọng giới thiệu bà con 8 video tư liệu về các Chúa Nguyễn như sau:

  1. Thái Tổ Gia Dũ Hoàng Đế Nguyễn Hoàng
  2. Hy Tông Hiếu Văn Hoàng Đế Nguyễn Phúc Nguyên
  3. Thái Tôn Hiếu Triết Hoàng Đế Nguyễn Phúc Tần
  4. Thần Tông Hiếu Chiêu Hoàng Đế Nguyễn Phúc Lan
  5. Anh Tông Hiếu Nghĩa Hoàng Đế Nguyễn Phúc Thái
  6. Hiển Tông Hiếu MInh Hoàng Đế Nguyễn Phúc Chu
  7. Thế Tông Hiếu Vũ Hoàng Đế Nguyễn Phúc Khoát
  8. Duệ Tông Hiếu Định Hoàng Đế Nguyễn Phúc Thuần

Hoàng đế Thiệu Trị với tài thơ đặc biệt

Hoàng đế Thiệu Trị, ngoài việc nổi tiếng là vị Hoàng đế bình lặng kiến thiết Triều Nguyễn, còn là một nhà thơ lỗi lạc, uyên thâm. Để hiểu thêm tài làm thơ và các tác phẩm thơ nổi tiếng của Ngài, Ban Biên tập xin giới thiệu video mang tên “Thơ Thiệu Trị – Một Mạch Nguồn Thơ Đế Vương” do Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên – Huế thực hiện. Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam cám ơn Đài đã cho phép đăng tải lại trên trang web chính thức của Hội đồng nhằm mục đích phổ biến các giá trị di sản vật thể và phi vật thể cho toàn thể bà con Hoàng tộc.

Đức Từ Dụ

Đức Từ Dụ được biết đến với nhiều tôn hiệu khác nhau như Từ Dụ Thái Hoàng Thái Hậu, Từ Dụ Bác Huệ Thái Hoàng Thái Hậu, Từ Dụ Bác Huệ Khang Thọ Thái Thái Hoàng Thái Hậu, và Nghi Thiên Tán Thánh Từ Dụ Bác Huệ Trai Túc Tuệ Đạt Thọ Đức Nhân Công Chương Hoàng Hậu. Đức Bà nổi tiếng nhân cách đôn hậu, hiền hoà, được yêu quý và kính trọng như Đức Thánh Cô của Kinh Thành Huế trong suốt 55 năm tại vị (1847 – 1902). Để hiểu thêm cuộc đời của Đức Bà, Ban Biên tập xin trân trong giới thiệu video do Đài Phát Thanh và Truyền hình Thừa Thiên – Huế thực hiện. Hội Đồng Nguyễn Phúc Tộc Việt Nam cám ơn Đài đã cho phép đăng tải lại video này trên trang thông tin của Hội đồng.

Kinh Thành Huế

Kinh thành Huế là một phần quan trọng trong quần thể di sản Cố đô Huế. Mặc dù đã nói nhiều và viết nhiều về kinh thành Huế nhưng dường như vẫn chưa nói hết được những giá trị tiềm ẩn trong di sản này. Để hiểu thêm về kinh thành Huế, Ban biên tập xin trân trọng giới thiệu các video do Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên – Huế thực hiện mang tên “Loanh Quanh Thành Nội” bao gồm 5 phần với 5 video khác nhau. Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam cám ơn Đài đã cho phép đăng tải lại loạt video này mục đích phổ biến rộng hơn các giá trị di sản Cố đô Huế để bà con hiểu thêm, tự hào thêm về những gì các bậc tiên đế đã để lại, từ đó ý thức nhiều hơn về việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các di sản này.