Lăng Thiên Thọ và quần thể sơn lăng ở làng Định Môn, Hương Trà

Lăng tẩm là di sản lớn lao mà Tiên Đế đã để lại. Thanh Minh hằng năm là dịp để con cháu thể hiện tấm lòng hiếu nghĩa đến với các bậc tiên đế. Nhân dịp Thanh Minh năm nay, ban biên tập xin giới thiệu bài mở đầu trong loạt bài với chủ đề Thanh Minh và Lăng tẩm: 33 năm “lãng quên và hồi phục chưa trọn” của tác giả Vĩnh Dũng, Phòng Trấn Tịnh Quận Công, Phó Chủ tịch Hội đồng Nguyễn Phúc Tộc Việt Nam.

Một năm trước.

Năm 2020, kế hoạch thanh minh hàng năm đã lên phương án  nhưng phải dừng việc tổ chức  đông đủ bà con cùng đi Thanh minh, lý do là Huế đang có sự giãn cách xã hội theo lệnh chung- nhằm bảo vệ sự an toàn phòng chống dịch covid.  Sau khi đi khảo sát thực tế cùng với Ban lăng mộ NPT. Tôi về  nhà, ngồi một mình, yên tĩnh, mở lại các chùm ảnh xa xưa của hệ thống Lăng Tẩm- Lăng mộ NPT, từ những ngày đầu của sự khởi động hiếu sự 1987.

Từ Lăng Trường Cơ ở làng La Khê bên dòng sông Hương (nhánh Tả Trạch), chúng tôi đạp xe đạp lên phía Đình Môn. Và đi lên các bậc cấp “điêu tàn ” để vào phía cửa hông của khu vực điện Minh Thành.   Xin thưa thêm đôi chút: Thiên Thọ Lăng có 3 công trình chính:

1.Điện thờ Đức Gia Long và Hai vị Hoàng Hậu- Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu và Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu. Tên gọi là Điện Minh Thành.

2. Khu nhà Bia Thánh Đức Thần Công. 

3. Khu Lăng song táng Đức Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu.

Ngược về phía bên hữu  sẽ thấy hai công trình:

4. Khu vực lăng của Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu gọi là Thiên Thọ Hữu Lăng. 

5. Điện thờ có tên gọi là Điện Gia Thành.

Hôm đó chúng tôi đi vào Điện Minh Thành từ phía cửa hông gần đường mòn nhất, hình ảnh đầu tiên là thế nầy đây:

Từ các bậc cấp nầy, chúng tôi đi vào ngôi tẩm điện. Mùi ẩm mốc và mùi phân dơi nồng nặc! 

Và đây là mặt tiền của ngôi tẩm điện. Thiệt là “điêu tàn”, ngậm ngùi thay!

Đi qua tiếp Nhà Bia, tấm bia đá bị nứt nẻ nhiều, qua tiếp nữa sẽ đến khu lăng của Ngài.

Hình ảnh tại Lăng Thiên Thọ-1987, Thầy Hanh đứng hàng đầu tiên bên phải, nhiều vị khác…, và tôi Vĩnh Dũng đứng hàng thứ ba bên phải.
Đây là 1 trong chùm ảnh tư liệu của chúng tôi từ những ngày tháng gian nan vất vả sơ khởi, cũng là sự Khởi động lại Việc Đi chạp Thanh minh, Kỵ giỗ và Gia phả của Dòng họ từ 1987. 
     Anh TT. Nghiễm Hệ 5 TB. Là người  cầm máy ảnh đi cùng đoàn để chụp ảnh, ảnh đen trắng, ai cần sang ảnh thì góp tiền cho anh Nghiễm sang in. Trích Tư liệu Lăng Tẩm -33 năm một thời lãng quên và hồi phục-VD. Thanh Minh 2020.

Ảnh cũ người xưa- một số vị cao niên trưởng lão thủa đó đã qua đời. 

Và tất nhiên, vị cao niên tôi nghĩ đến đầu tiên là Thầy Tôn Thất Hanh –người đã khởi đầu cuộc “đi chạp” từ đó, chúng tôi đã giữ lại được các ảnh đen trắng xưa của những tháng ngày gian khó  “gạo châu củi quế” , những chiếc xe đạp cọc cạch với bi đông nước, gói xôi, ổ mì…băng qua những con đường mòn quanh co, con đường lên Lăng Tẩm NPT thời đó quả rất gian nan, cỏ cây rậm rịt. Thầy Hanh (nguyên Chủ tịch HDTS Nguyễn Phúc Tộc- nguyên Trưởng Hệ 7TB- nguyên giáo sư dạy môn Hóa-Địa chất của Viện Đại Học Huế), Thầy cũng vừa qua đời trước mùa Thanh minh 2020- tôi không thể quên được hình ảnh Thầy dẫn chúng tôi lên MIỀN LĂNG TẨM từ độ ấy. 33 năm vụt qua như một “bóng câu” trên cánh cửa thời gian! 

Không thể quên được Thầy và các vị cao niên thời ấy của sự mở đầu một trang hiếu sự: Sự khởi đầu gian nan quá đỗi!

Đôi dòng ngắn gọn.Từ cuộc họp năm 1987, tại ngôi nhà số 79 đường Phan Đình Phùng- Huế,  dưới sự chủ trì của Bác Tôn Thất Hàng, Thầy Hanh đã chọn ngày chủ nhật tiếp theo để  khởi đầu cho một “cuộc hành hương đi lên Miền Lăng Tẩm”. Ai sẽ là người dẫn đường đi vào các vị trí lăng tẩm bị che khuất sau lớp lớp cỏ cây bụi bờ. Đó là  Bác T.T. Đơn,  người có sức khỏe và trí nhớ tốt đi đầu tìm đến các lăng Chúa Nguyễn , bác từng làm việc cho “ban lăng mộ” của thời kỳ trước đó- được gọi là “ông đội Đơn”, bác là người lao động giõi và khéo, một nhân lực phát dọn rất tốt và có kinh nghiệm. Quần thể các lăng vùng Định Môn nầy còn có Các Lăng  Quang Hưng,Vĩnh Mậu, Trường Phong, Lăng Thụy Thánh, Lăng Hoàng Cô.

Các lăng Chúa và Hậu, tìm được lối vào cũng khó, bên trong thì cỏ cây rậm rịt.

Trong ảnh nầy Bác Đơn là người mặc áo dài đen, đang quỳ làm lễ

Chùm ảnh Lăng Tẩm  từ 1987 khởi đầu , đến  nay đã 34 năm. Xin chia sẻ lên đây.

Lăng Thụy Thánh (mẹ của Đức Gia Long).
Lăng Thiên Thọ Hữu (Mẹ của Đức Minh Mạng)
Con cháu Nguyễn Phước tộc đi chạp lăng các Chúa ngày Mồng 10 tháng 9 năm Đinh Mão (1/11/1987)

Ảnh lăng Vĩnh Mậu  đã bị hư, ở đây xin nói chút chuyện, khi đến lăng nầy , đang phát dọn thì một bầy ong túa ra. Mọi người chạy dạt ra cả, lung túng, bác Đơn bèn đi ra ngoài tìm thanh tre nhỏ buộc thành 1 cái đuốc xông khói. Ong bay đi cả, vậy là cuộc phát dọn lại tiếp tục.

Còn số ảnh khác nữa đã  bị hư rồi,  do không khí ẩm những ngày lụt 1999.

Tóm tắt lại:

 Từ Lăng Đức Gia Long (lăng song táng Ngài và Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu), đi qua bên kia phía đường bên tay phải là lăng Thiên Thọ Hữu, rồi  tiếp tục suốt một ngày chúng tôi  đi đến các lăng khác trong quần thể nầy: 

– Lăng Quang Hưng (Thái Tông Hiếu Triết Hoàng hậu) 

– Lăng Vĩnh Mậu (Anh Tông Hiếu Nghĩa Hoàng hậu) 

– Lăng Trường Phong (Túc Tông Hiếu Ninh Hoàng đế) 

– Lăng Thoại Thánh (Hưng Tổ Hiếu Khương Hoàng hậu) 

– Lăng Hoàng Cô (Thái Trưởng Công chúa Long Thành, Vua Minh Mạng gọi bằng cô nên thời ấy gọi là Lăng Hoàng Cô)

Hiện nay, Lăng Vua Gia Long đã được trùng tu, điện Minh Thành và điện Gia Thành cũng vậy. Năm 2021 bà con NPT  đi Thanh minh sẽ thuận tiện hơn nhiều. Bà con chúng ta sẽ chụp được nhiều bức ảnh màu đẹp. Chùm ảnh trên đây được xem như một chút chia sẻ kỷ niệm đánh dấu một thời gian khó sơ khai!

Đặc sắc bút tích các Hoàng đế trên Châu bản Triều Nguyễn

Châu bản Triều Nguyễn có giá trị lịch sử to lớn vì đã ghi lại dấu tích của một thời đại, trong đó bút tích của các vị Hoàng Đế là một di sản vô cùng quý báu. Để có cái nhìn đúng đắn và sâu sắc về bút tích của tiên đế, Ban biên tập xin giới thiệu các tập video do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 thực hiện, gồm 11 clip, nói về bút tích của 10 vị Hoàng đế của Triều Nguyễn, được chia sẻ rộng rãi trên kênh Youtube của Trung tâm:

  1. Hoàng Đế Gia Long
  2. Hoàng Đế Minh Mạng
  3. Hoàng Đế Thiệu Trị
  4. Hoàng Đế Tự Đức
  5. Hoàng Đế Kiến Phúc
  6. Hoàng Đế Đồng Khánh
  7. Hoàng Đế Thành Thái
  8. Hoàng Đế Duy Tân
  9. Hoàng Đế Khải Định
  10. Hoàng Đế Bảo Đại

Châu bản Triều Nguyễn

Tháng 5/2014, Châu bản Triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Vậy, Châu bản là gì? Giá trị của Châu bản như thê nào? Xin quý bà con xem các video do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 thực hiện và được chia sẻ rộng rãi trên kênh Youtube của Trung tâm. Với tên gọi “Di sản văn hoá – Châu bản triều Nguyễn”, loạt các video này được chia thành 5 tập tiếp nối, nhằm phổ biến những vấn đề cơ bản về Châu bản cho công chúng được hiểu. Xin trân trọng giới thiệu cùng bà con.

Lăng tẩm các Chúa Nguyễn

Khác với các lăng tẩm của Vua Nhà Nguyễn đều rộng lớn, được quy hoạch cẩn thận và chạm trỗ rất công phu, lăng của các Chúa Nguyễn được xây dựng theo kiến trúc đơn giản, chất liệu đậm chất dân gian. Tuy nhiên, cũng như các lăng của các Hoàng đế, các lăng Chúa Nguyễn ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc, triết học và văn hoá chưa được khai thác hết. Để hiểu thêm về các lăng của Chúa Nguyễn, Ban biên tập xin giới thiệu loạt video “Tìm về lăng mộ các Chúa Nguyễn” do Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên – Huế thực hiện. Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam cảm ơn Đài đã cho phép đăng tải lại các video nhằm mục đích phổ biến kiến thức về di sản của các vị Chúa Nguyễn để nâng cao thêm hiểu biết, niềm tự hào cũng như trách nhiệm bảo tồn, và phát huy các giá trị của di sản.

Xin trân trọng giới thiệu bà con 8 video tư liệu về các Chúa Nguyễn như sau:

  1. Thái Tổ Gia Dũ Hoàng Đế Nguyễn Hoàng
  2. Hy Tông Hiếu Văn Hoàng Đế Nguyễn Phúc Nguyên
  3. Thái Tôn Hiếu Triết Hoàng Đế Nguyễn Phúc Tần
  4. Thần Tông Hiếu Chiêu Hoàng Đế Nguyễn Phúc Lan
  5. Anh Tông Hiếu Nghĩa Hoàng Đế Nguyễn Phúc Thái
  6. Hiển Tông Hiếu MInh Hoàng Đế Nguyễn Phúc Chu
  7. Thế Tông Hiếu Vũ Hoàng Đế Nguyễn Phúc Khoát
  8. Duệ Tông Hiếu Định Hoàng Đế Nguyễn Phúc Thuần

Hoàng đế Thiệu Trị với tài thơ đặc biệt

Hoàng đế Thiệu Trị, ngoài việc nổi tiếng là vị Hoàng đế bình lặng kiến thiết Triều Nguyễn, còn là một nhà thơ lỗi lạc, uyên thâm. Để hiểu thêm tài làm thơ và các tác phẩm thơ nổi tiếng của Ngài, Ban Biên tập xin giới thiệu video mang tên “Thơ Thiệu Trị – Một Mạch Nguồn Thơ Đế Vương” do Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên – Huế thực hiện. Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam cám ơn Đài đã cho phép đăng tải lại trên trang web chính thức của Hội đồng nhằm mục đích phổ biến các giá trị di sản vật thể và phi vật thể cho toàn thể bà con Hoàng tộc.

Kinh Thành Huế

Kinh thành Huế là một phần quan trọng trong quần thể di sản Cố đô Huế. Mặc dù đã nói nhiều và viết nhiều về kinh thành Huế nhưng dường như vẫn chưa nói hết được những giá trị tiềm ẩn trong di sản này. Để hiểu thêm về kinh thành Huế, Ban biên tập xin trân trọng giới thiệu các video do Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên – Huế thực hiện mang tên “Loanh Quanh Thành Nội” bao gồm 5 phần với 5 video khác nhau. Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam cám ơn Đài đã cho phép đăng tải lại loạt video này mục đích phổ biến rộng hơn các giá trị di sản Cố đô Huế để bà con hiểu thêm, tự hào thêm về những gì các bậc tiên đế đã để lại, từ đó ý thức nhiều hơn về việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các di sản này.

Phủ đệ của Vương Triều Nguyễn

Phủ đệ là một di sản vô cùng quý giá không chỉ vật chất mà còn cả tinh thần.Phủ đệ không chỉ chứa đựng các giá trị lịch sử, triết học, kiến trúc mà cả các giá trị văn hoá và truyền thống. Các giá trị này được hun đúc, trao truyền qua các thế hệ và rồi lan toả trong cuộc sống trở thành di sản không thể thiếu được của Huế xưa và nay. Để hiểu được các giá trị này một cách sâu sắc và đúng đắn, Ban Biên tập xin trân trọng giới thiệu cùng bà con loạt các video mà Đài Phát thanh và Truyền Hình Thừa Thiên – Huế đã thực hiện nhằm phổ biến kiến thức về di sản của Hoàng tộc Nhà Nguyễn.

Ban biên tập xin giới thiệu các video sau đây:

  1. Phủ của những Ông Hoàng Triều Nguyễn.
  2. Phủ của những Công chúa Triều Nguyễn.
  3. Nơi ấy Phòng Tăng Duệ.
  4. Ngoại từ Triều Nguyễn.

Lăng tẩm của các Hoàng đế Triều Nguyễn

Lăng tẩm không chỉ là nơi yên nghĩ của các liệt tổ liêt tông. Lăng tẩm còn chứa đựng nhiều giá trị văn hoá, lịch sử, kiến trúc to lớn. Để có hiểu biết đúng đắn và sâu sắc về giá trị của các lăng tẩm ở Huế, Ban biên tập xin giới thiệu đến quý bà con Hoàng tộc loạt các video của Đài phát thanh và truyền hình Thừa Thiên-Huế thực hiện. Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam trân trọng cảm ơn Đài đã cho phép phát lại các video có giá trị với mục đích phổ biến kiến thức cho bà con Hoàng tộc.

Mở đầu cho chủ đề về các lăng tẩm, xin trân trọng giới thiệu cùng bà con về 4 lăng của các Hoàng đế Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và Khải Định.